Giải đáp: Nhóm máu O có hiếm không? 

Nhóm máu O là nhóm máu phổ biến, có khả năng truyền được cho tất cả các nhóm máu khác cùng Rh. Bởi vậy, nhiều người cho rằng nhóm máu O là nhóm máu hiếm. Vậy thực tế nhóm máu O có hiếm không? Mời các bạn cùng mexico-info.com theo dõi bài viết dưới đây nhé!

I. Có những nhóm máu nào?

Có 39 hệ nhóm máu hồng cầu với 367 kháng nguyên nhóm máu

Hiện nay có 39 hệ nhóm máu hồng cầu với 367 kháng nguyên nhóm máu khác nhau. Mỗi hệ có nhóm máu khác nhau, được phân loại dựa trên sự có mặt hay vắng mặt của kháng nguyên mang đặc tính di truyền trên bề mặt hồng cầu và kháng thể trong huyết thanh. Trong đó, hệ Rhesus là đa dạng và phức tạp nhất với hơn 50 kháng nguyên, phổ biến nhất là kháng nguyên D.

Có hai loại nhóm máu chính là hệ thống nhóm máu ABO và Rhesus.

Hệ thống nhóm máu ABO được chia làm 4 nhóm nhỏ là O, A, B và AB dựa vào sự có mặt hay vắng mặt của kháng nguyên A và B trên bề mặt hồng cầu và kháng thể chống A và kháng thể chống B trong huyết tương.

Hệ thống nhóm máu Rh có 2 nhóm máu thường gặp là Rh(D) dương và Rh(D) âm hay còn có cách gọi khác là Rh(D)+ và Rh(D)- dựa vào sự có mặt của kháng nguyên Rh trên bề mặt hồng cầu. Kháng thể hệ Rh là kháng thể miễn dịch, nó chỉ xuất hiện sau khi cho nhận máu khác nhóm và tăng dần trong những lần truyền sau.

Riêng hệ ABO và Rh đã có 8 nhóm máu phổ biến là A dương tính (A+), A âm tính (A-), B dương tính (B+), B âm tính (B-), AB dương tính (AB+), AB âm tính (AB-), O dương tính (O+), O âm tính (O-). Người có nhóm máu A+ nghĩa là vừa có nhóm A thuộc hệ ABO và vừa có nhóm Rh(D+) thuộc hệ Rh.

II. Nhóm máu O có hiếm không?

Thực tế nhóm máu hiếm nhất được cho là nhóm AB. Điều này chỉ đúng nếu xét trên 8 tổ hợp A, B, O, D+ hoặc D-.

Ở Mỹ, AB- là nhóm máu hiếm nhất và nhóm máu O+ là phổ biến nhất. Theo nghiên cứu của trường Đại học Y khoa Stanford xếp hạng các nhóm máu tại Mỹ từ hiếm nhất đến phổ biến nhất:

  • AB- : 0,6%
  • B- : 1,5%
  • AB+ : 3,4%
  • A- : 6,3%
  • O- : 6,6%
  • B+ : 8,5%
  • A+ : 35,7%
  • O+ : 37,4%

Ngoài ra, độ phổ biến của nhóm máu còn phụ thuộc vào sắc tộc và vị trí địa lý. Ví dụ như:

  • Ở Ấn Độ, B+ là nhóm máu phổ biến nhất, trong khi đó ở Đan Mạch là nhóm máu A+.
  • Người gốc Á có tỷ lệ mang nhóm máu B cao hơn người da trắng.
  • Người gốc Tây Ban Nha phổ biến nhóm máu O.
  • Tại châu Âu, châu Mỹ, châu Úc có tỷ lệ nhóm máu Rh(D-) trong cộng đồng khá cao, chiếm khoảng 15 – 40% dân số.
  • Ở Việt Nam, xét theo hệ nhóm máu ABO, tỷ lệ nhóm máu O chiếm khoảng 45%, nhóm B chiếm khoảng 30%, nhóm A chiếm khoảng 20% và nhóm AB khoảng 5%. Xét theo hệ Rh, có đến 99,96% người Việt Nam thuộc nhóm máu Rh+ ( hoặc O+ hoặc B+, A+ hoặc AB+ theo tỷ lệ giảm dần) và chỉ có từ 0,04 đến 0,07% người thuộc nhóm Rh- (hoặc O- hoặc B- hoặc A- hoặc AB-).

Theo Hiệp hội Truyền máu quốc tế, nhóm máu được gọi là nhóm máu hiếm khi có tỷ lệ <0,1% trong cộng đồng và tỷ lệ <0,01% gọi là nhóm máu rất hiếm. Vì vậy, những người có nhóm máu Rh- ở nước ta thuộc nhóm máu hiếm ( Trong 10000 người thì chỉ có từ 4 đến 7 người mang nhóm máu Rh-).

Nếu theo quy luật cho nhận thì nhóm máu O Rh- sẽ là nhóm máu hiếm và gặp nhiều rủi ro nhất vì nó chỉ có thể nhận máu O Rh-.

III. Người có nhóm máu O nên ăn gì?

Đặc điểm của nhóm máu O

Những người thuộc nhóm máu O nên lựa chọn cho mình những thực phẩm chứa nhiều protein, chất xơ và canxi như thịt bò nạc, thịt cừu, thịt gà, hải sản, cá thu, cá trích và các loại rau xanh như tảo bẹ, cải,…

Những người nhóm máu O thường trao đổi chất chậm và rất dễ tăng cân. Chính vì thế, những người thuộc nhóm máu này cần kết hợp chế độ dinh dưỡng lành mạnh cùng tập luyện thể thao như chạy bộ, thể dục nhịp điệu, võ thuật, đi xe đạp, bơi lội,…để không tăng cân cũng như giữ được vóc dáng khỏe đẹp.

Người mang nhóm O thường bị dị ứng với gluten, vì vậy nên tránh dùng sữa và các sản phẩm từ lúa mì. Ngoài ra, hạn chế ăn bắp cải, súp lơ và đậu tây vì có thể làm rối loạn hormone tuyến giáp.

IV. Làm sao để xác định nhóm máu?

Xác định nhóm máu ở mỗi người vô cùng quan trọng

Như các bạn đã biết, việc xác định nhóm máu ở mỗi người vô cùng quan trọng. Bởi nó còn phục vụ cho mục đích hiến máu hoặc nhận máu khi cấp cứu, khám chữa bệnh… Mọi người đều được khuyến khích nên xác định nhóm máu từ sớm để tiện lợi cho việc khai báo, cấp cứu sau này. Để xác định nhóm máu, cần thực hiện một loại xét nghiệm để xác định kháng nguyên trên bề mặt tế bào hồng cầu.

1. Xét nghiệm nhóm máu ABO

Xét nghiệm sẽ tìm kiếm kháng nguyên thuộc một trong 4 nhóm máu này gồm:

  • Nhóm máu A: có kháng nguyên A trên bề mặt tế bào hồng cầu, có kháng nguyên B trong huyết tương
  • Nhóm máu B: có kháng nguyên B trên bề mặt tế bào hồng cầu, có kháng nguyên A trong huyết tương.
  • Nhóm máu AB: có cả 2 kháng nguyên A và B trên bề mặt tế bào hồng cầu, đồng thời không có cả kháng thể kháng A lẫn kháng thể kháng B trong huyết tương.
  • Nhóm máu O: không có kháng nguyên A hoặc B trên bề mặt tế bào hồng cầu, nhưng có cả kháng thể kháng A và kháng thể kháng B trong huyết tương.

2. Xét nghiệm nhóm máu Rh

Nếu tìm thấy kháng nguyên Rh trên bề mặt tế bào hồng cầu, nghĩa là người đó có nhóm máu Rh dương. Ngược lại, nếu không tồn tại kháng thể Rh, người đó mang nhóm máu Rh âm rất hiếm.

Như vậy bài viết trên đã giải đáp cho các bạn thắc mắc nhóm máu O có hiếm không? và mang đến cho các bạn một số thông tin cần biết về nhóm máu O. Nếu như bạn đang thắc mắc không biết mình thuộc nhóm máu nào thi hãy đến ngay các bệnh viện, cơ sở y tế để làm xét nghiệm nhóm máu.