Nha chu là gì? Có nguy hiểm không?

Trong nhiều năm qua, nha chi là một trong những vấn đề răng miệng rất phổ biến. Do diễn biến thầm lặng nên nhiều người vẫn luôn xem thường. Nhưng hậu quả mà nha chu để lại thì không hề nhẹ. Vậy nha chu là gì? Làm thế nào để ngăn ngừa tình trạng viêm nha chu? Hãy cùng mexico-info.com tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

I. Nha chu là gì?

Viêm nha chu là vấn đề răng miệng xảy ra ở mọi đối tượng

Nha chu là tổ hợp gồm có nướu, xương ổ răng, dây chằng, gai lợi và lợi. Chúng bao bọc quanh răng và có chức năng chính là chống đỡ.  Theo đó, nướu có vai trò là ôm sát lấy răng để bảo vệ phần mô mềm phía dưới ngăn không cho vi khuẩn xâm nhập. Xương ổ răng, dây chằng nối liên răng với xương hàm có chức năng là giúp chân răng vững chắc.
Vậy nên, viêm nha chu là tình trạng nướu nhiễm trùng nghiêm trọng khiến mô mềm bị tổn thương, khiến xương xung quanh răng bị phá hủy. Hậu quả là khiến răng bị lỏng, thậm chí là mất răng.
Bệnh nha chu có thể xảy ra ở mọi đối tượng, nhưng phổ biến nhất là ở người trưởng thành. Theo các chuyên gia răng miệng, nha chu luôn đứng đầu danh sách tình trạng sức khỏe răng miệng nguy hiểm nhất cùng với sâu răng.

II. Những giai đoạn phát triển của viêm nha chu

Do diễn tiến thầm lặng nên viêm nha chu thường dễ bị bỏ qua, bệnh tiến triển qua 4 giai đoạn chính, đó là:
Giai đoạn đầu tiên: Hình thành vôi răng, cao răng do việc vệ sinh răng miệng không sạch, điều này khiến vi khuẩn tích tụ ở những mảng bám quanh kẽ răng, viền lợi, gây kích thích nướu và dẫn đến tình trạng viêm lợi.
  • Giai đoạn 2: Tình trạng viêm lợi khiến răng sưng, chảy máu lợi, đặc biệt là khi đánh răng hoặc nhau thức ăn.
  • Giai đoạn 3: Viêm lợi nếu không được điều trị sớm sẽ dẫn đến tình trạng viêm nha chu. Hình hành ổ vi khuẩn chứa mủ ở nướu.
  • Giai đoạn 4: Bệnh viêm nha chu có thể phá hủy xương ổ răng, gây ra tụt lợi. Khi tổ chức quanh răng không còn chắc chắn thì răng có thể bị lung lay, dẫn đến việc mất răng.

III. Dấu hiệu cảnh báo nha chu như thế nào?

Răng xuất hiện các mảng bám, hơi thở có mùi là dấu hiệu của bệnh nha chu

Viêm nha chu có thể xuất hiện từ sớm, do đó nếu bỏ qua những dấu hiệu của bệnh có thể khiến tình trạng này tiến triển nặng hơn. Vậy dấu hiệu của viêm nha chu là gì? Đó là:
  • Nướu răng sưng đỏ, dễ chảy máu
  • Màu sắc của nướu đôi khi chuyển sang bầm tím
  • Khi chạm vào nướu sẽ cảm thấy đau nhức
  • Thân răng dài hơn bình thường do nướu có xu hướng tụt xuống
  • Khoảng cách giữa các răng có xu hướng gia tăng
  • Giữa nướu và răng xuất hiện mủ
  • Hơi thở có mùi khó chịu
  • Khi đánh răng, xỉa răng hay dùng chỉ nha khoa sẽ xuất hiện chảy máu chân răng
  • Răng lung lay, khiến việc nhai thức ăn gặp khó khăn
Vậy nên nếu xuất hiện những dấu hiệu trên thì bạn hãy nhanh chóng đi khám để được điều trị kịp thời nhé.

IV. Viêm nha chu có nguy hiểm không?

Như đã chia sẻ, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, nha chu kéo dài còn góp phần thúc đẩy một số bệnh lý nguy hiểm như:
  • Các vấn đề liên quan đến hô hấp
  • Bệnh động mạch vành
  • Nguy cơ đột quỵ
  • Với người có bệnh nền đái tháo được thì khó kiểm soát được lượng đường trong máu.
  • Ngoài ra, nếu phụ nữ mang thai bị viêm nha chu có thể sinh non hoặc tiền sản giật. Không những vậy, bệnh nha chu còn có thể ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ khi chào đời.

V. Phương pháp điều trị viêm nha chu

Sau khi phát hiện những dấu hiệu của nha chu, bạn nên đến bệnh viện/phòng khám để được tư vấn và điều trị kịp thời. Tùy theo mức độ, tình trạng viêm mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

1. Điều trị khẩn cấp bệnh nha chu

Phụ thuộc vào tình trạng viêm nha chu, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp

Phương pháp điều trị này được áp dụng khi xuất hiện khối áp xe ở vùng nướu, niêm mạc bị viêm.
Điều trị khẩn cấp thường dùng kháng sinh chống viêm, tuy nhiên đây chỉ là phương pháp tạm thời. Viêm nha chu có thể sẽ tiến triển thành mãn tính, tái phát theo chu kỳ.

2. Điều trị không phẫu thuật

Phụ thuộc vào tình trạng của viêm nha chu mà bác sĩ sẽ có các bước xử lý như sau:
  • Bôi thuốc chống viêm, sát khuẩn vùng lợi, nướu bị viêm, sưng
  • Lấy cao răng
  • Kiểm tra các miếng trám răng, phục hình những đã trám không đúng
  • Cố định những chiếc răng bị lung lay
  • Những chiếc răng không giữ được sẽ bị nhổ bỏ.

3. Điều trị phẫu thuật

Phương pháp điều trị phẫu thuật được áp dụng với những trường hợp dùng các pháp khác nhưng không mang lại hiệu quả, gồm có:
  • Phẫu thuật bỏ túi nha chu: giảm kích thước của túi nha chu nhằm làm sạch mảng bám có chứa vi khuẩn trên răng.
  • Phẫu thuật tái tạo: giúp mô và xương nha chu có thể được tái tạo.
  • Phẫu thuật ghép mô mềm: phương pháp này sẽ hạn chế được tình trạng tụt lợi, phúc hồi chức năng của các tổ chức xung quanh răng.

4. Điều trị duy trì viêm nha chu

Điều trị viêm nha chu cần được duy trì kể cả khi bệnh đã ổn định. Vậy nên người bệnh cần thăm khám định kỳ để có thể phát hiện cũng như phòng trường hợp bệnh tái phát.

VI. Phòng bệnh nha chu như thế nào?

Bạn nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ để đề phòng viêm nha chu

Bạn có thể phòng viêm nha chu bằng cách chăm sóc sức khỏe răng miệng như sau:
  • Chải răng đúng cách với bàn chải mềm, dùng kem đánh răng, nước súc miệng có chứa flour để hạn chế thức ăn tích tụ thành mảng bám trên răng.
  • Nên sử dụng chỉ nha khoa để thay thế tăm khi lấy thức ăn bám ở kẽ răng.
  • Ngay khi thấy những dấu hiệu bất thường liên quan đến răng miệng, bạn hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị kịp thời.
  • Khám răng miệng định kỳ, lấy cao răng 6 tháng/lần để hạn chế cao răng.
  • Ăn uống khoa học, tăng cường rau xanh để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên đây, bạn đã hiểu được nha chu là gì, phương pháp điều trị như thế nào. Đồng thời cũng biết được cách phòng ngừa nguy cơ gặp phải vấn đề sức khỏe răng miệng này.